Các công trình thành lũy, hoàng thành hay cung điện có giá trị lịch sử lâu đời từ lâu luôn được bảo tồn và trở thành những di tích rất được mọi người yêu thích tham quan. Và một trong các di tích đó, đến với xứ Thanh, bạn sẽ được tham quan thành nhà Hồ – công trình thành lũy được xây dựng từ thời nhà Trần ở nước ta. Vậy, công tình này có gì đặc biệt, cùng khám phá với didaudo.vn nhé.
- Top 3 resort Thanh Hóa gần biển view đẹp lung linh không nên bỏ lỡ!
- Top 20 + khách sạn Thanh Hóa giá rẻ, gần biển Sầm Sơn và trung tâm thành phố
- Top 30 Biệt thự villa FLC Sầm Sơn Thanh Hóa giá rẻ gần biển đẹp có hồ bơi
NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT:
- 1. Vài nét về thành nhà Hồ
- 1.1. Di tích thành nhà Hồ được xây dựng ở đâu?
- 1.2. Hướng dẫn cách di chuyển đến thành nhà Hồ
- 1.3. Thành nhà Hồ trở thành di tích được UNESCO công nhận
- 2. Lịch sử thành nhà Hồ
- 3. Kiến trúc đặc sắc của thành nhà Hồ
- 3.1. Thành nội
- 3.2. Hào thành
- 3.3. La thành
- 3.4. Đàn tế Nam Giao
- 3.5. Đình Đông Môn
- 4. Một vài lưu ý khi tham quan thành nhà Hồ
- 4.1. Nên đến thành nhà Hồ vào thời gian nào
- 4.2. Giá vé tham quan thành nhà Hồ
- 4.3. Ăn gì khi ghé thăm thành nhà Hồ
- 4.3.1. Bánh răng bừa
- 4.3.2. Nem thính Thanh Hóa
- 4.3.3. Chả tôm Thanh Hóa
- 4.4. Một vài lưu ý khác
1. Vài nét về thành nhà Hồ
Được xây dựng dưới triều đại nhà Trần à là một trong những hoàng thành có niên đại lâu năm được xây dựng hoàn toàn bằng đá còn sót lại không chỉ ở tại Việt Nam mà trên cả thế giới.
Nằm ở Thanh Hóa – Một trong những vùng đất nổi tiếng là địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra rất nhiều vị anh hùng nước ta thời xưa. Cùng với đó là những chiến công lẫy lừng, những câu chuyện đầy thăng trầm trong lịch sử.
Cùng với năm tháng trôi qua, di tích Thành nhà Hồ Thanh Hóa dần trở thành một trong những minh chứng lịch sử, được bao bọc bởi những lớp rêu phong cổ kính. Thành cũng trở thành địa điểm tham quan không chỉ mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử mà còn có giá trị về mặt kiến trúc vô cùng lớn.
Sau này, vào năm 2018, dưới sự tài trợ của Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ quán Hoa Kỳ, thành nhà Hồ được tiến hành bảo tồn, duy tu lại và giữ gìn lại những nét đẹp của công trình sau thời gian dài bị thiên nhiên và các sự kiện lịch sử tàn phá.
Sự kiện bảo tồn được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia cấp cao nước ngoài gốc Việt cùng trung tâm bảo tồn văn hóa, trung tâm quản lý di sản thành nhà Hồ và được hoàn thành vào giữa năm 2020.
1.1. Di tích thành nhà Hồ được xây dựng ở đâu?
Thành nhà Hồ nằm ở tỉnh Thanh Hóa, cụ thể, di tích thuộc địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Vị trí của di tích cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa tới 50km và chỉ cách Thủ đô chỉ 140km.
Địa chỉ: Xã Vicnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Hướng dẫn cách di chuyển đến thành nhà Hồ
Để di chuyển đến tham quan di tích thành nhà Hồ, du khách có thể linh hoạt lựa chọn các phương tiện khác nhau phù hợp với nhu cầu của bản thân nhất. Sau khi di chuyển từ thành phố, tỉnh thành của mình đến với trung tâm thành phố THanh Hóa, du khách có thể lựa chọn một vài lộ trình di chuyển như sau:
Tuyến đường 1: Xuất phát từ trung tâm thành phố, du khách tiến hành di chuyển dọc theo quốc lộ 45 về hướng phía Bắc, tuyến đường kéo dài gần 46km và tốn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ lái xe.
Tuyến đường 2: Cũng từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển theo quốc lộ 25 rồi rẽ vào quốc lộ 217 để đến thành nhà Hồ. Tuyến đường này có phần dài hơn một chút nhưng không quá chênh lệch về thời gian di chuyển nên bạn có thể tham khảo.
Ngoài các tuyến đường được gợi ý, bạn có thể tải ứng dụng bản đồ thông minh trên điện thoại để dễ dàng tra cứu tuyến đường phù hợp nhất từ vị trí của mình. Hoặc để nhanh chóng trong quá trình di chuyển, bạn có thể sử dụng xe ôm công nghệ hoặc taxi nhé.
1.3. Thành nhà Hồ trở thành di tích được UNESCO công nhận
Là một di tích mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử, kiến trúc to lớn đối với người dân Việt Nam nói riêng và là một trong những công trình trường thành được làm hoàn toàn bằng đá còn sót lại trên thế giới, thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc Thanh Hóa đã chính thức được công nhận là di sản thế giới vào năm 2011.
Tuy nhiên, để được chính thức công nhận, di tích thành cổ nhà Hồ đã phải trải qua quy trình kiểm tra, nộp đơn và đệ trình hồ sơ với nhiều tiêu chuẩn phức tạp. Cụ thể:
- Vào năm 1962, thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những di tích cấp quốc gia và có giá trị vô cùng quan trọng đối với dân tộc.
- Năm 2006, Việt Nam xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và đệ trình lên tổ chức UNESCO về việc công nhận thành cổ nhà hồ là di sản văn hóa thế giới.
- 6 năm sau đó, tức là vào khoảng giữa năm 2011 thì thành nhà Hồ Thanh Hóa mới chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới sau khi đạt được 2 tiêu chí bao gồm:
- Di tích thể hiện được sự ảnh hưởng, các giá trị văn hóa, dân tộc về một thời kỳ lịch sử tại Việt Nam. Công trình cũng có những đóng góp về văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật,.. đối với thành phố nơi nó tọa lạc.
- Di tích này là di tích có niên đại lịch sử lâu năm, khắc họa được một thời kỳ lịch sử với các giai đoạn nổi bật.
2. Lịch sử thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu và lịch sử hình thành của di tích này ra sao? Hẳn đây cũng là một trong những điều rất được du khách quan tâm khi ghé tới tham quan di tích này.
Vào năm 1397, vua Trần Nhân Tông đã ban hành chiếu cho xây dựng thành nhà Hồ và người được giao quyền tiến hành chính là quyền thần Hồ Quý Ly. Thành cổ nhà Hồ được khởi công xây dựng vào mùa Xuân và hoàn thành khá nhanh, chỉ trong khoảng 3 tháng.
Mục đích ban đầu của Hồ Quý Ly là mong muốn sử dụng thành nhà Hồ để ép buộc vua Trần Nhân Tông phải dời Kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Mục đích sâu xa hơn chính là ý định muốn lật đổ triều đại nhà Trần của Hồ Quý Ly.
Do đó, dù được xây dựng khá nhanh nhưng thực tế cho thấy, hiện tại tòa thành vẫn khá kiên cố và vẫn còn giữ được tương đối sự nguyên vẹn so với ban đầu. Ý đồ lật đổ nhà Trần đã được Hồ Quý Ly thực hiện thành công vào năm 1400.
Sau khi lên ngôi, nước ta được đổi quốc hiệu thành Đại Ngu – Với ý nghĩa là đất nước bình an, yên ổn của đất nước. Và cũng từ lúc đó, thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại nhà Hồ.
Sau khi lên ngôi, thành đá nhà Hồ tiếp tục được hoàn thiện các công trình bao gồm cung điện, la thành,…. và chính thức hoàn thiện toàn bộ vào năm 1402.
3. Kiến trúc đặc sắc của thành nhà Hồ
Thời gian xây dựng nhanh chóng, kiến trúc bằng đá đặc sắc cùng nhiều yếu tố đáng kinh ngạc và táo bạo của công trình vẫn luôn mang đến sức hút kì lạ cho du khách. Và để tìm hiểu chi tiết về những nét kiến trúc độc đáo của thành nhà Hồ, hãy cùng xem xét các công trình riêng lẻ bên trong thành nhé.
3.1. Thành nội
Thành nội được xây dựng theo 2 chiều là Bắc – Nam và chiều Đông – Tây, xếp thành hình chữ nhật với mỗi cạnh dài gần 900 mét. Bốn mặt của thành nội được xây dựng 4 cổng lớn, gọi là tiền – hậu – tả – hữu (trước – sau – trái – phải).
Các cổng ở thành nội của thành nhà Hồ được xây dựng bằng đá theo hướng cổng vòm, đá xếp và các phiến đá xếp chồng lên nhau, có kích thước vô cùng lớn. Có thể nói, thiết kế của di tích thành cổ nhà Hồ cùng kỹ thuật xây dựng đạt đến trình độ cao.
Bởi, khi xây dựng các phiến đá hoàn toàn không sử dụng chất kết dính nào nhưng vẫn được gắn chặt một cách tự nhiên, tồn tại hàng trăm năm. Đặc biệt, kỹ thuật xây vòm đá có chiều cao đáng nể cũng là một trong những nét kiến trúc đã và đang mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
3.2. Hào thành
Lớp tường bao quanh, bảo vệ thành nội chính là hệ thống Hào thành của tòa thành – một công trình không thể thiếu trong các kiến trúc thành lũy ở Đông Á. Hào thành có chiều rộng khoảng gần 100m, đáy rộng 52m và sâu khoảng 6,5m.
Nhằm tăng thêm độ vững chắc cho hào thành, người xưa đã sử dụng đá hộc và đá dăm làm phần nền cho công trình này. Tuy nhiên, cùng với sự vùi lấp của thời gian thì hiện nay phần Hào thành của thành nhà Hồ đã bị lấp cạn, chỉ còn một phần dấu tích không quá lớn.
3.3. La thành
Bao bọc bên ngoài hào thành chính là La thành, bao trọn toàn bộ công trình thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc Thanh Hóa và có thể nói, đây là bức tường bảo vệ vòng ngoài của thành trì. La thành được bồi đắp dựa theo địa hình tự nhiên lúc bấy giờ, bao quanh thành và sử dụng các loại đất sét, đá,… để bồi đắp lên.
Ngoài ra, theo sử sách ghi lại thì ngoài được xây dựng bằng đất thì xung quanh La thành còn được trông rất nhiều tre bao quanh. Ngoài tác dụng bảo vệ thành triều đại nhà Hồ thì công trình còn có tác dụng trở thành một bức tường đê chắn lũ vững chắc.
Hiện nay, di tích La thành chỉ còn là một thành bằng đắt cao khoảng 6m, có dạng hình thang với mặt trên rộng gần 10m, chân thành rộng gần 40. Và dấu vết La thành cũng chỉ còn xuất hiện rải rác ở ngọn núi như Đốn Sơn, Hắc Khuyển, Xuân Đài, Trác Phong, Tiến Sỹ,… của Thanh Hóa.
3.4. Đàn tế Nam Giao
Đàn tế Nam Giao được xây dựng bên trong thành vào năm 1402, là một trong những công trình cuối cùng trước khi hoàn thiện tòa thành.
Đàn tế Nam Giao là nơi diễn ra các hoạt động tế lễ Nam Giao hàng năm của các triều thần, vua tôi trong triều đình với mong muốn cầu xin thần linh phù hộ cho quốc thái dân an, vương triều thịnh vượng, trường tồn.
Với ý nghĩa tâm linh to lớn đó, Đàn tế Nam Giao được xây dựng và rất được coi trọng ở thành nhà Hồ. Đàn được chia thành nhiều tầng, cao dần và chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây cùng với đó là kiến trúc tự vào sườn núi Đốn Sơn.
Diện tích lên tới 35.000m2, có thể nói đàn tế Nam Giao là công trình có kiến trúc hoành tráng nhất với những hoa văn tinh tế, độc đáo cùng các bức chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Qua thời gian hàng trăm năm, hiện tại đàn tế Nam Giao vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn, là địa điểm rất đang ghé qua khi tham quan thành triều nhà Hồ.
3.5. Đình Đông Môn
Nằm cách cổng Đông của thành nhà Hồ khoảng 150m, đình Đông Môn là công trình thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Là công trình đình làng được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, đình Đông Môn mang nhiều giá trị lịch sử không thua kém các công trình khác ở thành.
Đình có diện tích khá lớn, bên trong lưu giữ các tài liệu, vật dụng liên quan đến di tích kinh thành triều nhà Hồ ở Thanh Hóa cùng các hiện vật có liên quan mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân trong làng cổ ở kinh thành.
Nhờ các hiện vật trong đình Đông Môn, các nhà sử học sau này có thể hiển rõ và dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các sự kiện lịch sử hay nét văn hóa đặc trưng của người dân sinh sống ở kinh thành nhà Hồ. Công trình cũng đã được duy tu lại và chính thức được xếp vào công trình di tích lịch sử cấp tỉnh của Thanh Hóa vào năm 1992.
4. Một vài lưu ý khi tham quan thành nhà Hồ
Chuyến tham quan thành nhà Hồ xứ Thanh của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn nếu bạn biết được những lưu ý hữu ích sau đây đấy. Cùng ghi chú lại những lưu ý đã được didaudo.vn tổng hợp lại nhé.
4.1. Nên đến thành nhà Hồ vào thời gian nào
Dù là thời điểm nào trong năm thì việc tham quan thành nhà Hồ cũng luôn có những ưu điểm riêng. Những để bạn có thể thuận tiện ghé thăm các điểm du lịch khác ở Thanh Hóa với tiết trời thuận lợi thì thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm hay thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm sẽ là tuyệt nhất.
Lúc này, tiết trời Thanh Hóa không quá nóng cũng không lạnh, vừa đủ để bạn có thể tham quan, khám phá một cách trọn vẹn kinh thành triều nhà Hồ. Đồng thời, thời điểm này cũng là lúc bạn được ngắm trăm hoa đua nở hay tham gia các hoạt động lễ hội tại xứ Thanh đấy.
4.2. Giá vé tham quan thành nhà Hồ
Qua thời gian trùng tu, chỉnh sửa thì nơi này đã chính thức mở cửa tham quan, khám phá cho các du khách ghé tới. Để vào cổng tham quan, bạn cần phải mua vé với giá vé khá rẻ.
Cụ thể:
- Trẻ em từ dưới 8 tuổi: Miễn phí giá vé
- Trẻ em từ 9 tuổi đến dưới 16 tuổi: 20.000 VND/ khách
- Từ 16 tuổi trở lên: 40.000 VND/ khách
Giá vé đã bao gồm các dịch vụ tham quan, khám phá trong kinh thành triều nhà Hồ xứ Thanh nhưng chưa bao gồm giá vé gửi xe, ăn uống, đi lại.
4.3. Ăn gì khi ghé thăm thành nhà Hồ
Đã du lịch tham quan thì làm sao thiếu được tiết mục thưởng thức các món ăn thơm ngon hay mua các món ngon đặc sản ở Thanh Hóa đúng không nào. Và sau khi khám phá một vòng thành nhà Hồ, hãy thử thưởng thức một vài món ngon sau đây nhé.
4.3.1. Bánh răng bừa
Được làm từ gạo tẻ và nhân thịt heo băm xào cùng mộc nhĩ, vẻ ngoài của bánh răng bừa sẽ khá giống với bánh bột lọc gói lá ở xứ Huế. Vị bánh răng bừa có thể sẽ khiến bạn nhầm lẫn với bánh tẻ nhưng chỉ cần thử thưởng thức một lần, bạn sẽ nhận ra hương vị độc đáo, đặc biệt của món ngon này đấy.
4.3.2. Nem thính Thanh Hóa
Đặc sản với các loại nem Thanh Hóa chắc chắn là món ngon bạn không thể bỏ qua khi tham quan thành nhà Hồ. Được làm từ thịt sống lên men, kết hợp với các loại rau thơm tạo nên một độ chua nhất định, mặn ngọt vừa đủ khiến bạn vừa có thể ăn chơi lại có thể là mồi nhậu cực tốn bia.
4.3.3. Chả tôm Thanh Hóa
Những con tôm biển được chọn lọc kỹ càng, độ lớn vừa phải, sơ chế sạch sẽ được giã tay thủ công, Sau đó, tôm được cuốn trong bánh tráng và nướng trên than hồng, cho vẻ ngoài giòn, bên trong dai và ngọt đậm chất tôm.
Ngoài trực tiếp thưởng thức các món ngon tại kinh thành triều đại nhà Hồ, bạn cũng có thể chọn mua một vài đặc sản về làm quà sau chuyến du lịch của mình. Một số đặc sản nổi bật của xứ Thanh có thể kể đến như bánh gai Tứ Trụ, mắm tép, bưởi Luận Văn, rượu Chi Nê, chè lam Phủ Quảng,….
4.4. Một vài lưu ý khác
Đến thăm thành nhà Hồ – Công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử và kiến trúc quan trọng của nước ta, bạn cũng cần lưu ý một số chú ý sau đây nhé.
- Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vẽ bậy, khắc họa lên các di tích.
- Không thực hiện các hành vi phá hoại, làm tổn hại đến cảnh quan xung quanh, không được leo trèo hay tự ý đi vào các khu vực cấm.
- Và địa điểm mang đậm nét cổ trang, rêu phong nên khi đến thành nhà Hồ chụp ảnh check in, bạn có thể mặc áo dài hoặc các bộ Việt phục đều rất hợp.
Không chỉ là điểm tham quan, vui chơi lý tưởng, thành nhà Hồ còn là nơi để bạn được biết thêm nhiều điều về một triều đại trong lịch sử dân tộc. Cùng với đó, bạn cũng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự độc đáo trong cách xây dựng của công trình này. didaudo.vn cũng xin húc bạn sẽ có một chuyến vi vu, tham quan ở Thanh Hóa thật nhiều kỷ niệm nhé.